World

Công tác cơ yếu là gì? Về ngành cơ yếu và hoạt động cơ yếu?

Người làm công tác cơ yếu

Mỗi chúng ta đều biết được rằng, đất nước ta đã trải qua thời kỳ chiến tranh đau thương và khốc liệt. Cho đến ngày nay, để bảo vệ vững chức nền hoà bình này mỗi người đều có những sự quan tâm đến các lực lượng thực hiện công tác an ninh quốc gia, trong đó có công tác cơ yếu. Thuật ngữ này chắc hẳn vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người. Chính vì thế bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu công tác cơ yếu là gì? Về ngành cơ yếu và hoạt động cơ yếu?

Căn cứ pháp lý: Luật cơ yếu 2011.

1. Công tác cơ yếu là gì?

Chúng ta hiểu về công tác cơ yếu như sau:

Công tác cơ yếu được hiểu cơ bản chính là những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động cơ yếu.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật cơ yếu 2011 thì ta hiểu về hoạt động cơ yếu như sau: “Hoạt động cơ yếu là hoạt động cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm.”

Nguyên tắc thực hiện công tác cơ yếu cụ thể như sau:

– Việc thực hiện công tác cơ yếu phải được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

– Nguyên tắc thực hiện công tác cơ yếu đó là cần phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Nguyên tắc thực hiện công tác cơ yếu đó là cần bảo đảm tuyệt đối bí mật, an to àn, chính xác, kịp thời.

– Việc thực hiện công tác cơ yếu phải được tổ chức một cách thống nhất, chặt chẽ, phù hợp yêu cầu lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của các lực lượng vũ trang nhân dân, việc thực hiện công tác cơ yếu cũng cần đáp ứng yêu cầu bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.

– Một nguyên tắc nữa để thực hiện công tác cơ yếu đó là cần có chế độ quản lý chuyên ngành đặc thù, chế độ công tác nghiêm ngặt; khoa học và nghiệp vụ mật mã tiên tiến; công nghệ, kỹ thuật mật mã hiện đại.

Từ phân tích được nêu cụ thể bên trên về công tác cơ yếu, chúng ta có thể thấy công tác cơ yếu là một hoạt động quan trọng, công tác cơ yếu cũng có những ảnh hưởng lớn đến chính trị và an ninh quốc gia nên không phải chủ thể nào cũng được thực hiện công tác này.

Xem thêm:  Cách dùng miss - Tiếng Anh 123

2. Ngành cơ yếu và hoạt động cơ yếu:

Như chúng ta đã nói ở phần trên, hoạt động cơ yếu là những hoạt động cơ mật của quốc gia, hoạt động cơ yếu sẽ thuộc phạm vi lĩnh vực an ninh quốc phòng với việc sử dụng nghiệp vụ cụ thể như: nghiệp vụ mật mã, nghiệp vụ kỹ thuật mật mã, và đưa ra các giải pháp có liên quan đến việc đảm bảo an toàn và bảo vệ các thông tín bí mật của các cơ quan nhà nước, và các hoạt động cơ yếu sẽ được một lượng lượng chuyên trách bảo vệ và lực lượng đó sẽ có trách nhiệm đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng này.

Theo Điều 20 Luật cơ yếu năm 2011, ta nhận thấy: lực lượng cơ yếu là một trong số các lực lượng quan trọng và lực lượng này sẽ có nhiệm vụ chuyên trách của mình đó là bảo vệ bó mật nhà nước, và lực lượng cơ yếu cũng sẽ có chức năng quan trọng trọng việc thực hiện tham mưu cho Đảng, nhà nước về công tác và các hoạt động cơ yếu trong quá trình làm việc của mình; các lực lượng cơ yếu cần phải; luôn đảm bảo tính tuyệt đối bí mật của thông tin, an toàn, chính xác và kịp thời mang thông tin đó để các thông tin đó có thể phục vụ sử lãnh đạo của Đảng, đặt dưới sự quản lý của nhà nước, chỉ huy, chỉ đạo của lực lượng vũ trang của quốc gia trong mọi tình huống; có những phương án được đưa ra để nhằm mục đích có thể chủ động phòng ngừa, tham gia hoạt động đấu tranh với những đối tượng có những gây thương hại cho nền an ninh quốc phòng của một quốc gia, và sẽ có nhiệm vụ đảm bảo lợi ích của nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các các chủ thể là những cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chúng ta nhận thấy rằng, thông qua việc đưa ra hai định nghĩa về hoạt động cơ yếu và lực lượng cơ yếu được nêu cụ thể bên trên, thì ngành cơ yếu là một ngành đặc thù và có những vai trò cũng như ý nghĩa rất quan trọng đối với một quốc gia trong vấn đề bảo vệ an ninh quốc phòng toàn dân thông qua việc bảo mật các thông tin quan trọng cơ yếu của quốc gia đó. Ngành cơ yếu là ngành cần phải được đào tạo chuyên môn cao và rất khắt khe đối với việc tuyển chọn các đội ngũ, các chủ thể cũng cần được đào tạo các nghiệp vụ để nhằm mục đích có thể đảm bảo cơ mật của quốc gia, sư an toàn trong các hoạt động của Đảng và nhà nước cũng phải luôn được đảm bảo.

Xem thêm:  Giỏi ngay cấu trúc Make trong 5 phút. Cách phân biệt Make và Do

3. Thẩm quyền thực hiện công tác cơ yếu:

Theo quy định của pháp luật hiện hành trong giai đoạn hiện nay, công tác cơ yếu sẽ được thực hiện bởi lực lượng cơ yếu. Như đã phân tích cụ thể ở phần trên, lực lượng cơ yếu là một trong những lực lượng chuyên trách có vai trò và trách nhiệm quan trọng đối với việc bảo vệ bí mật nhà nước; lực lượng cơ yếu phải bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời các thông tin của lực lượng vũ trang nhân dân trong mọi tình huống xảy ra; bên cạnh đó thì lực lượng cơ yếu phải chủ động phòng ngừa, tham gia đấu tranh với các hoạt động thám mã gây phương hại đến các vấn đề về an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tại Việt Nam, lực lượng cơ yếu cũng còn được gọi là Ban Cơ yếu Chính phủ và lực lượng cơ yếu của các bộ, ngành bao gồm các hệ thống sau:

– Hệ thống tổ chức cơ yếu Quân đội nhân dân.

– Hệ thống tổ chức cơ yếu Công an nhân dân.

– Hệ thống tổ chức cơ yếu Ngoại giao.

– Hệ thống tổ chức cơ yếu trong cơ quan của Đảng, cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương và địa phương.

Cụ thể:

Ban Cơ yếu chính phủ theo quy định pháp luật hiện hành sẽ có trách nhiệm thực hiện công tác cơ yếu, bao gồm các công việc được quy định Điều 21 Luật Cơ yếu 2011 với nội dung cụ thể như sau:

+ Ban Cơ yếu chính phủ theo quy định pháp luật hiện hành sẽ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã trong toàn ngành cơ yếu.

+ Ban Cơ yếu chính phủ theo quy định pháp luật hiện hành sẽ có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu và thống nhất quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình quản lý việc nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã.

Xem thêm:  Điện thoại xách tay Đài Loan là gì? 3 điều cần biết về nó - Stream Hub

+ Ban Cơ yếu chính phủ theo quy định pháp luật hiện hành sẽ có trách nhiệm thống nhất quản lý và bảo đảm chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã cho hoạt động cơ yếu trong phạm vi cả nước; sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để nhằm mục đích có thể bảo vệ thông tin bí mật nhà nước và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng cơ yếu chính quy, hiện đại.

+ Ban Cơ yếu chính phủ theo quy định pháp luật hiện hành sẽ có trách nhiệm bảo đảm tính sẵn sàng của hệ thống mạng liên lạc cơ yếu và lực lượng dự bị, nguồn dự trữ sản phẩm mật mã để ứng phó có hiệu quả trong mọi tình huống.

+ Ban Cơ yếu chính phủ theo quy định pháp luật hiện hành sẽ có trách nhiệm phải thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đầu mối kế hoạch đầu tư và ngân sách trực thuộc trung ương; trực tiếp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Ban Cơ yếu Chính phủ.

+ Ban Cơ yếu chính phủ theo quy định pháp luật hiện hành sẽ có trách nhiệm phải phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra việc mã hoá đối với các thông tin bí mật nhà nước.

+ Ban Cơ yếu chính phủ theo quy định pháp luật hiện hành sẽ có trách nhiệm tổ chức bảo vệ bí mật sản phẩm mật mã và các thông tin bí mật nhà nước khác trong hoạt động cơ yếu.

+ Ban Cơ yếu chính phủ theo quy định pháp luật hiện hành sẽ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã phục vụ phát triển kinh tế và xã hội; cung cấp các dịch vụ bảo mật và an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng các quy định của pháp luật.

+ Ban Cơ yếu chính phủ theo quy định pháp luật hiện hành sẽ có trách nhiệm thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cơ yếu theo quy định của pháp luật.

+ Ban Cơ yếu chính phủ theo quy định pháp luật hiện hành sẽ có trách nhiệm hợp tác quốc tế về cơ yếu.

Các lực lượng cơ yếu của các bộ, ngành theo quy định pháp luật hiện hành thì sẽ có trách nhiệm tổ chức sử dụng cơ yếu và sự quản lý về các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức cơ yếu cấp trên.

Related posts
World

Cách đọc & viết các ngày trong tuần bằng tiếng Anh chính xác nhất

World

5 nhóm thu nhập là gì? các mức thu nhập ở Việt Nam - Glints

World

Thác Dambri huyền thoại giữa đại ngàn Tây Nguyên năm 2023

World

Sau Danh Từ Là Gì – Tính Từ Đứng Trước Hay Sau Danh Từ

Liên Hệ Quảng Cáo 

[mc4wp_form id="14"]